Chúng tôi là nhà phân phối và sản xuất tủ rack, tủ mạng Việt Nam, cũng như phân phối các thương hiệu tủ rack, tủ mạng nước ngoài chính hãng với giá rẻ nhất.
Chúng tôi chuyên phân phối các tủ rack đặt server, tủ mạng treo tường từ 6U,10U, 15U, 20U, 27U, 36U, 42U, 45U với đa dạng về chiều sâu như : 600mm, 800,, 1000mm, 1100mm…..Đảm bảo tủ rack, tủ mạng chất lượng cao tiêu chuẩn xuất khẩu
Với hệ thống nhà máy và dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế, chúng tôi cung cấp các tủ rack , Tủ mạng cho các đơn vị thi công hệ thống mạng Lan, Hệ thống tủ rack server, tủ mạng server cho data center tại việt nam nên đảm bảo về chất lượng với giá thành rẻ nhất thị trường mà vẫn đảm bảo được chất lượng và độ tin cậy của người tiêu dùng.
XEM BẢNG GIÁ CÁC LOẠI TỦ RACK. TỦ MẠNG
- Bảng giá tủ rack VietRack
- Bảng giá tủ rack EkoRack
- Bảng giá tủ rack APC
- Bảng giá tủ rack Emerson
- Bảng giá tủ rack KLRack
Các thông số quan trọng khi chọn tủ rack, tủ mạng
- Chiều rộng tủ rack, tủ mạng : thường có 2 loại là ngang 600mm hoặc 800mm. Chuẩn tủ vẫn là 19 inch nên phù hợp cho các thiết bị lắp rack.
- Chiều cao tủ rack, tủ mạng : Tủ rack có nhiều loại chiều cao từ 6U (267mm) ,10U ( 445mm), 15U (667mm), 20U (890mm), 27U (1201mm), 36U (1602mm), 42U (1869mm) đến 45U (2002mm)
- Chiều sâu tủ rack, tủ mạng : Tủ rack thường được thiết kế với chiều sâu 600mm, 800mm, 1000mm và 1100mm để phù hợp với các thiết bị dài ngắn khác nhau. Nếu thiết bị dài 800mm thì nên chọn tủ rack sâu 1000mm hoặc 1100mm .
- Ngoài ra còn có các phụ kiện tủ rack, tủ mạng như : Fix tray, slide tray, thanh nguồn PDU, quạt ….
Tủ Rack, Tủ Mạng là gì ?
Tủ mạng hay còn gọi là tủ rack là một phần không thể thiếu trong các Datacenter. Như cái tên, nó chính là chiếc tủ để chứa các thiết bị mạng. Các thiết bị mạng có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu của nhà quản lý, cũng từ đó đi kèm với từng kích cỡ tủ mạng.
Tủ rack hay còn gọi là tủ mạng, khác với những chiếc tủ bình thường sử dụng trong gia đình, tủ rack(tủ mạng) là tủ chuyên dụng chúng được dùng để chứa các thiết bị mạng như : Router , Switch, Server… không chỉ là để chứa chúng còn để bảo vệ khối thiết bị này khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài.
Tủ rack (tủ mạng) được làm từ 2 loại nguyên liệu chính đó là tôn và thép , độ dày của chiếc tủ thường từ 1,2mm – 1,5mm với những chiếc tủ đạt chuẩn, còn với những chiếc tủ kém chất lượng thì sẽ mỏng manh hơn nhiều chỉ từ 0,8mm – 1,0mm.
Chức năng thì tủ nào cũng giống nhau thôi nhưng chúng lại có rất nhiều loại khác nhau : Tủ mạng đựng Server riêng, tủ mạng mở (chỉ có 2 thanh đỡ), tủ để ngoài trời (giống tủ điện), tủ mạng treo tường.Cũng tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích của nhà quản lý mà sẽ chọn những loại tủ rack, tủ mạng cho phù hợp. Với các khối thiết bị vừa và lớn được sử dụng nhiều trong các phòng DataCenter thì chúng ta nên sử dụng loại tủ rack 42U D800 hoặc tủ rack 42U D1000.Ngược lại với những căn phòng có nhu cầu và hiệu suất sử dụng ít thì chúng ta nên sử dụng một số loại tủ rack, tủ mạng có kích thước nhỏ hơn như: tủ mạng 15U, tủ mạng 20U (2 màu trắng- đen) bạn cũng có thể sử dụng một loại tủ mạng khác đó là tủ mạng treo tường thích hợp với không gian nhỏ giúp tiết kiệm không gian căn phòng, ví dụ như : tủ rack 6U D400, tủ mạng 10U sâu 500 (hai màu trắng,đen).
Các phụ kiện tủ rack:
Thoạt nhìn thì chúng ta thấy chiếc tủ này sẽ khá là phức tạp bởi rất nhiều chi tiết, bộ phận được tháo rời .Thực chất thì cấu tạo của tủ rack cũng không quá phức tạp, một chiếc tủ sẽ gồm có :nóc tủ, cánh tủ (hệ thống cửa tủ trước sau và hai bên hông),đáy tủ, khay trượt, thanh tiêu chuẩn, thanh giằng…và nhiều phụ kiện khác(nguồn điện, quạt tản nhiệt). Bên ngoài các tấm cánh hình chữ nhật ở mặt trước, sau và cả hai bên hông đều có thể tháo rời để tiện cho việc kiểm tra hay bảo dưỡng thiết bị,ngoài ra các tấm cánh trước và sau đều được thiết kế ở dạng lưới với mục đích chính là để thoáng khí và tiện cho việc theo dõi thiết bị.
Các bạn có thể hiểu, Tủ Rack là tủ để chứa những thiết bị CNTT trong nó, và với cấu tạo đặt biệt của nó, có thể lắp đặt và sắp xếp các thiết bị một cách Khoa Học nhất, tiện dụng nhất. Bài viết này, chúng tôi sẽ tường minh cho các bạn về tủ rack để chúng ta hiểu sâu sắc về nó, và có sự lựa chọn đúng đắn.
Kích thước tủ rack 19 inch ? Tủ rack 19 inch là gì ? Kích thước tủ rack 42U ?
Tủ Rack là một loại tủ đặc biệt nhất, khác với các loại tủ khác. Nhắc đến tủ chứa người ta nghĩ đến kích thước: chiều rộng, chiều cao, và chiều sâu. VD : Tủ quần áo, cao 2m, rộng 1m2, sâu 0,6m. Thông thường chỉ được tính bởi 1 đơn vị tính duy nhất. Hoặc là centimet, hoặc là mét. Nhưng tủ Rack lại khác, và thú vị hơn vì 3 thông số được sử dụng bởi 3 đơn vị tính khác nhau. Chiều rộng tính bằng INCH, Chiều Cao tính bằng UNIT, Chiều sâu tính bằng Centimet. Tại sao lại như vậy ? Xin được giải thích như sau :Chiều rộng : Tính bằng Inch : Tất cả các thiết bị công nghiệp, thiết bị CNTT ( Server, UPS, Switch, Router). Viễn Thông ( Thanh đấu nối cáp, Hộp phối quang, v.v…), Thiết bị đa phương tiện ( Như Âm Ly, Bộ Khuếch Đại Âm Thanh v.v…) đều được sản xuất với 1 tiêu chuẩn chiều ngang giống nhau là 19inch ( tương đương xấp xỉ 60cm ). Do đó, tủ rack sản xuất có chiều rộng là 19inch để khớp với các thiết bị được gắn vào. Và lấy luôn đơn vị đo lường chiều ngang là INCH.Chiều cao : Tính bằng Unit : Thiết bị được sản xuất chung thông số chiều ngang là 19inch, Nhưng tùy công năng của thiết bị mà nó được sản xuất to hoặc nhỏ. Đơn vị nhỏ nhất được tính là 1Unit ( Viết tắt là U ).. Từ đó, thiết bị to hơn sẽ là 2U, 3U, 4U, 5U, 10U. Ví dụ : Switch 1U, Patchpanel 1U, Server 2U, UPS 5U v.v… xấp xỉ 4,5cm. Đó là lý do, chiều cao tính bằng UChiều sâu : Tính bằng Centimet : Chiều ngang là 19inch, Chiều cao là 1U, 2U, 3U v.v… đặc được áp đặt quy định chặt chẽ. Chiều sâu là thông số mỗi loại thiết bị được tự do thay đổi, do đó đơn vị tính sẽ sử dụng đơn vị centimet thông thường để xác định. Đó là lý do, chiều sâu sử dụng đơn vị CentimetTÓM LẠI : Tủ Rack là tủ chứa thiết bị công nghiệp, thiết bị CNTT, Thiết bị viễn thông, thiết bị đa phương tiện đã được chuẩn hóa quốc tế. Và 3 độ dài tính bằng 3 đơn vị đo lường khác nhau. Chiều Rộng : Inch, Chiều cao : U, Chiều sâu : CentimetĐơn vị tính tủ rack là U: 1U = 1,75 inches =44,45cm tính theo chiều cao tù rack thường có 4 thanh gắn thiết bị hay còn gọi là thanh tiêu chuẩn, trên thanh tiêu chuẩn có đột lỗ để bắt thiết bị. Từ tâm của lỗ thanh tiêu chuẩn này qua tâm của lỗ thanh tiêu chuẩn kia tính theo chiều ngang tủ =19″, đây là thông số tiêu chuẩn quốc tế thiết bị loại Rack Mount luôn có thông số 19″. Khi có thông tin cách tính đơn vị U của tủ rack, khách hàng sẽ dễ dàng lựa chọn được loại tủ rack, tủ mạng phù hợp cho nhu cầu sử dụng của mình. Các thiết bị gắn trên Rack thường ký hiệu Rack Mount và có thông số U kèm theo ứng với số U thiết bị sẽ chiếm khi gắn trên Rack, từ bản dự toán và lựa chọn loại thiết bị được đầu tư cho hệ thống mạng sẽ tính được số U để lựa chọn tủ Rack.Một thông số không kém phần quan trọng của tủ Rack là chiều sâu/ chiều dài của tủ( được ký hiệu là D) được thể hiện trên thông số kích thước tủ: Rộng x Cao x Sâu (Wide x High x Deep: W x H x D). Phần lớn các thiết bị được lắp vào tủ rack có độ sâu khoảng 11 inches = 27.94 cm , tuy nhiên một số thiết bị lại có độ sâu gần như gấp đôi. Mặc dù đa số tủ rack đều có khả năng điều chỉnh độ sâu của thanh treo thiết bị nhưng việc biết được chính xác độ sâu của các thiết bị sử dụng sẽ giúp khách hàng chọn được loại tủ có kích thước tối ưu nhất phù hợp với cả các thiết bị bên trong lẫn không gian bên ngoài.Mỗi tủ Rack thường được tích hợp 1-2 quạt làm mát thiết bị. Nếu hệ thống yêu cầu công suất làm mát cao hơn thì khách hàng có thể lụa chọn mua thêm các hệ thống làm mát khác(như hệ thống làm mát bằng chất lỏng liquid cooling …) gắn thêm vào tủ. Đa số tủ Rack gắn thiết bị được đặt trong phòng kín làm mát với hệ thống máy lạnh hoạt động 24/24 nên tủ tích hợp 1-2 quạt với của lưới thông thoáng là đủ. Thêm vào đó, khách hàng còn có thể trang bị thêm cho tủ Rack các phụ kiện như ổ cắm phân phối nguồn, patch panel và bộ quản lý cáp găn thêm vào tủ, giúp thuận tiện cho khâu cấp nguồn cho thiết bị và quản lý việc đi dây patchcord cho thiết bị. Đối với thiết bị monitor, server … còn có phụ kiện là các khay trượt(slide tray) hoặc khay cố định(fix tray) gắn thêm thuận tiện cho thao tác khi vận hành thiết bị.
Như vậy, khi khách hàng chọn lựa tủ Rack 19” cho hệ thống mạng của mình thì phải xem nhu cầu hệ thống khả năng nâng cấp của hệ thông sẽ cần bao nhiêu thiết bị gắn trong tủ để tính số U của tủ; kích thước thiết bị sẽ gắn vào tủ dài bao nhiêu để chọn chiều sâu D của tủ; vị trí đặt tủ trong môi trường nào để lựa chọn loại tủ treo tường hay tủ đứng, tủ cửa lưới hay cửa mica; số lượng thiết bị và loại dây số lượng dây patchcord sẽ đi cũng quyết định phụ kiện bộ cấp nguồn(6/12 outlets- điện áp 12/32A), patch panel(24/48 ports), có cần bộ quản lý cáp không!?
Sử dụng tủ rack để làm gì?
Có lẽ đây là câu hỏi sẽ không cần thiết khi chúng ta đã biết được thông tin về chúng. Như đã đề cập ở trên, tủ rack hay được biết đến với cái tên tủ mạng là tủ dùng để chứa đựng các thiết bị mạng đặt trong phòng hay khu trung tâm dữ liệu đặt máy chủ.
Mặc dù có công dụng tương đối giống nhau nhưng tủ rack được chia thành nhiều loại khác nhau. Tùy vào mục đích và yêu cầu sử dụng mà chúng ta có các loại tủ rack phổ biến được sử dụng nhiều theo xu hướng hiện nay như: tủ rack mở, tủ để ngoài trời, tủ mạng treo tường, tủ đựng Server riêng. Đây là những loại tủ hot nhất hiện nay và đang phổ biến như một xu hướng.
Bên cạnh đó, phụ thuộc vào yếu tố diện tích, chiều cao của căn phòng nơi ta đặt tủ mạng mà chúng ta có lựa chọn cho phù hợp. Hiện nay trên thị trường có các loại tủ rack thông dụng gồm 6U, 10U, 12U, 15U, 20U, 27U, 32U, 36U, 42U và 45U. Ta cần lưu ý rằng U ở đây được hiểu là chiều cao của tủ mạng (1U=4,45cm): ví dụ một chiếc tủ mạng 6U sâu D400MK sẽ được thiết kế chuyên dụng dùng để treo tường trong những không gian nhỏ hẹp. Tương tự, tủ rack có U khác nhau và sâu khác nhau sẽ thích hợp với những vị trí khác nhau chẳng hạn như tủ server rack 42u đang được rất nhiều người sử dụng
Ngoài ra còn có tủ rack 4 cánh và các loại phụ kiện kèm thêm chẳng hạn thanh quản lý dọc, ngang; khay trượt, khay cố định hoặc quạt cho tủ mạng. Nhìn chung, trong một tủ rack thường có các thành phần như nguồn điện, thiết bị lưu trữ, máy chủ, thiết bị chống sét, dây cáp,… Tất cả chúng đều được bố trí một cách gọn gàng, ngăn nắp và khoa học nhất. Căn cứ vào những tiêu chí trên về chủng loại, kích thước và công dụng của chúng mà người tiêu dùng nên chọn cho mình những chiếc tủ mạng phù hợp với từng mục đích sử dụng.
Tựu trung lại, tủ rack là một loại tủ không thể thiếu đối với việc chứa đựng các thiết bị mạng. Ngày nay, mọi người đều có xu hướng sử dụng tủ rack để bảo vệ các thiết bị mạng và đảm bảo mọi công việc phụ thuộc đến yếu tố mạng được thông suốt. Mỗi người trong chúng ta không những trang bị cho mình những kiến thức về tủ rack khi cần thiết mà còn phải biết cách chọn lựa một cách thông minh theo từng xu hướng.
Tủ racks, tủ mạng ứng dụng trong Data Center
Tủ mạng hay còn gọi là tủ rack là một phần không thể thiếu trong các Datacenter. Như cái tên, nó chính là chiếc tủ để chứa các thiết bị mạng.
Các thiết bị mạng có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu của nhà quản lý, cũng từ đó đi kèm với từng kích cỡ tủ mạng. Dưới đây là hình ảnh mô phòng các thiết bị trong một tủ Rack.
Nhìn chung thành phần trong 1 tủ Rack thường có như nguồn điện, máy chủ, thiết bị lưu trữ ( bộ lưu điện ups ) thiết bị mạng ( switch chuyển mạch ), thiết bị chống sét , dây cáp cable …các thiết bị được bố trí một cách gọn gàng khoa học, bên cạnh đó ta có thể quản trị các máy chủ trong Rack từ xa qua đường mạng với KVM Switch Over IP (KMV của Aten) mà ko phải đến tập nơi đặt máy chủ.
Việc lựa chọn tủ rack tùy thuộc vào yêu cầu người sử dụng. Thông thường các tủ có độ rộng 600, các thông số chúng ta cần quan tâm đó là chiều cao, tính bằng U (1U=4.45cm) có 42U, 36U, 27U, 20U, 15U, 10U, và độ sâu của tủ là 500, 600, 800, 1000, 1100 phụ thuộc vào bạn cần để thiết bị gì và số lượng bao nhiêu vào chiếc tủ rack đó ( cần diện tích tủ như thế nào…)
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tủ rack. Một số là hàng của hãng nước ngoài như tủ Rack APC, Tủ AMP… và 1 số tủ do việt nam sản xuất. Điểm mạnh của tủ việt nam là mẫu mã đa dạng, Có nhiều nhãn hiệu sản suất với tiêu chuẩn và chất lượng tương đương với các nhãn hiệu nước ngoài, mà giá cả tốt hơn như Ekorack (Đặt sản xuất tại nhà máy của Legrand Pháp tại Bình Dương, với tiêu chuẩn quốc tế)
Các loại tủ rack:
Tủ Server Rack (Tủ đặt server)
Tủ server rack có cấu tạo đơn giản nhưng lại đem lại hiệu quả rất bất ngờ.Là một khối hộp hình chữ nhật chúng được bao bọc bởi bốn tấm tôn (thép) được bao bọc bởi một lớp sơn tĩnh điện.Hai tấm ở trước và sau của tủ được thiết kế dưới dạng lưới, với kiểu thiết kế này sẽ giúp không khí bên trong tủ thông thoáng hơn, điều này sẽ giúp cho thiết bị xả bớt được một lượng nhiệt nhất định, đồng thời cũng cho người quản lý một tầm nhìn nhất định. Ngoài ra trong các tủ server còn lắp đặt hệ thống quạt tản nhiệt, kết hợp với các lỗ thoát khí của tủ sẽ luôn đảm bảo cho thiết bị được làm mát và hoạt động ổn định.Ưu điểm của loại tủ này đó là không gian kín, và có ổ khóa để chống lại sự xâm nhập và ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường bên ngoài.
Wallmount Rack (Tủ treo tường)
Wallmount Rack (tủ mạng treo tường – tủ rack 6u, tủ rack 12u….)là một loại tủ treo tường,thiết kế nhỏ gọn và tính tiện dụng chính là ưu điểm của loại tủ này,ngoài ra việc sử dụng loại tủ này cũng đảm bảo cho bộ máy chủ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.Như đa số các loại tủ khác.
Wallmount Rack cũng được lắp đặt hệ thống quạt tản nhiệt nhưng số lượng và kích thước sẽ khác so với các loại tủ khác.Tuy nhiên, chúng chỉ sử dụng được với một số lượng thiết bị ít và kích thước nhỏ được đặt (treo ) bên trong các khu trung tâm dữ liệu, phòng máy vừa và nhỏ. Đó có lẽ cũng là nhược điểm lớn nhất của loại tủ này.
Tủ mạng 6U sâu 400 hai màu trắng cát và xám đen kích thước 320*550*400 (mm) được phủ toàn bộ bằng sơn cát tĩnh điện. Kích thước nhỏ bé chính là ưu điểm lớn nhất của loại tủ này, nó giúp chiếc tủ có thể phù hợp với mọi không gian đặc biệt là những căn phòng có không gian nhỏ hẹp.
Khác với kích thước tủ 6u, tủ mạng 10U sâu 500 có kích thước 625*550*500 (mm), có độ dày từ 1,0mm – 1,5mm hệ thống thanh giằng được hàn liền khung giúp cho tủ cứng cáp có thể chịu được trọng tải cao.Tủ mạng 10U cũng có 2 hệ màu chủ đạo là trắng cát và xám đen giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn.Ngoài ra tủ mạng 10U sâu 500 có cửa trước được thiết kế dạng đột lưới chiếm 90% bề mặt cửa tủ giúp thông thoáng khí và dễ dàng kiểm soát thiết bị bên trong tủ.
Open Rack (Tủ mở)
Khác biệt hoàn toàn với các loại tủ khác cả về thiết kế và các chức năng . Open Rack bản chất là một cái khung hình chữ nhật không có các tấm bằng tôn (thép) bao bọc xung quanh, chính xác thì nó là một cái giá đỡ dùng để đặt (đỡ) các loại thiết bị (router, server…).Thiết kế đơn giản chính là ưu điểm của loại tủ này, người quản lý dễ dàng theo dõi và tiếp xúc với các thiết bị, sự thông thoáng từ loại tủ này sẽ giúp các thiết bị dễ dàng loại bỏ các loại khí nóng ,làm mát thiết bị.Tuy nhiên, chính sự đơn giản đó lại đem đến cho người quản lý những rủi do rất lớn, việc không có các tấm cánh bảo vệ sẽ khiến cho thiết bị dễ dàng bị ảnh hưởng và xâm nhập bởi các yếu tố bên ngoài.
Out Door Rack (Tủ để ngoài trời)
Với kích thước khá lớn và cấu trúc bền chắc, loại tủ này thường được dùng để đặt bên ngoài trời bởi các công ty mạng viễn thông (mạng internet, telephone…) để chứa các bộ thiết bị điều khiển là chủ yếu.Do đây là loại tủ để bên ngoài trời do đó các cánh của loại tủ này dày hơn cánh của các loại tủ khác, một bộ khóa chắc chắn là thứ không thể thiếu với loại tủ này.Ngoài ra Out Door Rack cũng có khả năng chống cháy và cách nhiệt rất tốt, không bị ảnh hưởng bởi các tác động mạnh từ môi trường bên ngoài.
Tủ mạng ngoài trời 10U sâu 500 được thiết kế với nóc tủ dạng chóp nón, không có bánh xa,các cánh không được đục thông thoáng như những chiếc tủ mạng trong nhà thông thường.Ngoài ra tủ còn được phủ bằng sơn bóng để chống nước , giúp tủ không bị han gỉ.
Các lưu ý khi lắp đặt và sử dụng tủ rack:
- Trước khi bắt đầu, bạn hãy xem kỹ bảng kê các thiết bị, đừng chỉ tập trung vào thiết bị mà bạn sẽ gắn vào tủ rack, hãy đưa ra cân nhắc thêm những thành phần nào mà bạn có thể quyết định lắp thêm trong tương lai và tính đến không gian dành cho chúng.
Lắp tủ rack
- Đừng ngại tham khảo ý kiến của chuyên viên kỹ thuật: Nếu bạn không có kinh nghiệm lắp đặt các thiết bị điện vào tủ rack, hãy nghe lời khuyên của thợ mộc, người thầu khoán hay thợ điện. Những câu hỏi lúc này có thể giúp bạn tránh được những sai lầm đáng tiếc trong tương lai.
- Chắc chắn rằng bạn đang có trong tay những dụng cụ đồ nghề phù hợp: Công việc của bạn sẽ hoàn thành dễ dàng nếu bạn tập hợp đủ các dụng cụ mà bạn sẽ dùng đến. Trong lúc này bạn có cơ hội khám phá ra rằng ứng dụng hiện tại của bạn yêu cầu các đồ dùng cung cấp đi kèm. Một bộ dụng cụ cơ bản để làm việc nên bao gồm thước dây, bút chì, búa đinh, đèn flash, tua-vít Philip và tvít ua-đầu dẹt.
- Tìm thêm người cộng sự cùng triển khai lắp đặt tủ rack: Có thêm một người khác bên cạnh để giúp bạn nâng thiết bị nặng và thao tác khéo léo khác luôn luôn là ý kiến hay. Không chỉ đảm bảo an toàn cho bạn ở trong công ty mà cũng sẽ tránh được những thiết bị gắn vào tủ rack khỏi bị hư hỏng.
- Vẽ sơ đồ những gì sẽ lắp đặt: Vẽ một sơ đồ về hệ thống tủ rack và các thành phần được gắn lắp vào sẽ giúp bạn quyết định được cấu hình tốt nhất cho hệ thống mạng hay thiết bị tòa nhà trong phạm vi không gian tủ rack cho phép lắp đặt được.
Lắp đặt thiết bị trong tủ Rack
- Giữ mát cho các thiết bị: Khống chế phần nhiệt không phải là cầm mọi thứ nhẹ nhàng, đặc biệt nếu thiết bị của bạn sẽ làm việc trong một không gian chặt chẽ. Mạng lưới và các thành phần tòa nhà của bạn có thể sinh ra rất nhiều nhiệt lượng. Giữ mát cho thiết bị của bạn là rất cần thiết do đó phải liên tục được làm mát bằng quạt tủ rack, các tấm bao quanh hay bộ phận thông gió.
- Đo đạc trước tiên: Muốn cho tủ rack gọn gàng xin gợi ý nên sử dụng thước dây hơn và chắc chắn rằng bạn có đủ không gian trong phòng cho các thiết bị trước khi đặt tất cả chúng lên kệ. Đưa ra sự đề phòng này và tất cả nhỏ nhặt để bạn không phải thất vọng sẽ thấy điều này là không thừa.
Phụ kiện accessories cho tủ Rack
- Chuẩn bị đầy đủ linh kiện và thiết bị : Các phụ kiện chính của tủ rack : Fixtray, slide tray, quạt làm mát, PDU, bánh xe, ốc bắt rack. Tiết kiệm được nhiều thời gian lắp đặt nếu chuẩn bị trước những thứ nhỏ nhặt nhưng cần thiết như đinh ốc, long đen, đai ốc … Nên nghĩ đến những thứ nhỏ bé này như sự chuẩn bị sẽ giúp cho bạn khỏi phải tạm dừng công việc vì phải chờ được bổ sung đầy đủ.
Phụ kiện tủ rack
- Cần gắn chặt các thiết bị điện tử: Để giữ cho các thành phần mạng hay tòa nhà của bạn cố định, chúng được đặt trong tủ rack, gắn chặt chúng vào khay với một vài băng cuộn và keo dính có chất Velcro. Bằng cách này các thiết bị sẽ không bị xê dịch, luôn nằm cố định lâu dài.
- Để ra không gian dự phòng cho mục đích lưu trữ khác: Nếu bạn dự đoán được không gian mở rộng thêm tủ rack, hãy xem xét việc lắp đặt một khay rack, những phụ kiện này có sẵn tại Unirack. Khay rackcó thể là giải pháp tuyệt vời cho việc cất đặt đầu đĩa CD, VCD và các phần cứng dự phòng.
Xu hướng sử dụng tủ rack:
Công nghệ thông tin, công nghệ số đang phát triển như cuồng phong khiến chúng ta trở nên quay cuồng với nó. Mọi việc dường như sẽ rối tung lên nếu ta thiếu sự hỗ trợ của mạng internet. Và một trong những thiết bị được xem là hậu phương vững chắc để bảo vệ sự thông suốt của mạng đó chính là tủ rack.
Có thể một vài người trong chúng ta hoàn toàn chưa biết một chút thông tin gì về tủ rack nhưng một số khác lại quá rành rọt. Tuy nhiên, dù thế ta cũng không nên chủ quan hay lơ là về những thông tin này bởi đây chưa phải là đủ mà đủ chưa chắc đầy. Để nắm bắt và hiểu rõ xu thế sử dụng tủ mạng một cách cặn kẽ chúng ta cần phải cập nhật thông tin liên tục hàng ngày về chúng.